Những Bệnh Không Đi Nghĩa Vụ Quân Sự

Những Bệnh Không Đi Nghĩa Vụ Quân Sự

Bác Hồ đã từng nói Quân đội là “trường học lớn” để lớp lớp thế hệ thanh niên phấn đấu rèn luyện, trưởng thành. Được phục vụ trong môi trường quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân. Môi trường quân ngũ với đặc tính thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần tập thể và tình đồng chí, đồng đội… là điều kiện tốt để mỗi thanh niên phấn đấu rèn luyện, không ngừng hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện. Điều này không những thuận lợi cho thanh niên trong thời gian phục vụ quân ngũ, mà còn giúp tích lũy hành trang cho tương lai sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Bác Hồ đã từng nói Quân đội là “trường học lớn” để lớp lớp thế hệ thanh niên phấn đấu rèn luyện, trưởng thành. Được phục vụ trong môi trường quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân. Môi trường quân ngũ với đặc tính thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần tập thể và tình đồng chí, đồng đội… là điều kiện tốt để mỗi thanh niên phấn đấu rèn luyện, không ngừng hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện. Điều này không những thuận lợi cho thanh niên trong thời gian phục vụ quân ngũ, mà còn giúp tích lũy hành trang cho tương lai sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì và chế độ như thế nào?

Mặc dù thời gian trong quân ngũ kéo dài 24 tháng có thể lấy đi thời gian và một số cơ hội để phát triển bản thân trong độ tuổi thanh xuân xanh nhưng nhiều thanh niên trong đó có cả những người vừa tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, thậm chí cả nữ giới xung phong nhập ngũ.

Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, quyền lợi được quy định cụ thể tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 27/2016/NĐ-CP.

Theo đó, trong thời gian tại ngũ:

– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về).

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc người thân từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về).

– Được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

* Không mất phí chuyển bưu phẩm, tiền:Miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng.

* Khi tham gia tuyển sinh được cộng điểm ưu tiên.

* Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ.

Chế độ với thân nhân của những người đang phục vụ tại ngũ được quy định tại Điều 6 Nghị định 27/2016:

Phụ cấp quân hàm hiện được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể, được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp cụ thể như sau:

– Binh nhì có hệ số phụ cấp là 0,4 => hưởng mức phụ cấp 596.000 đồng/tháng

– Binh nhất có hệ số phụ cấp là 0,45 => hưởng mức phụ cấp 670.500 đồng/tháng

– Hạ sĩ có hệ số phụ cấp là 0,5 => hưởng mức phụ cấp 745.000 đồng/tháng

– Trung sĩ có hệ số phụ cấp là 0,6 => hưởng mức phụ cấp 894.000 đồng/tháng

– Thượng sĩ có hệ số phụ cấp là 0,7 => hưởng mức phụ cấp 1.043.000 đồng/tháng.

Chế độ khi người tham gia nghĩa vụ quân sự xuất ngũ:

– Trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

Phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; Phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

– Trợ cấp tạo việc làm: Mức trợ cấp bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

– Khi xuất ngũ, được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú hoặc được cấp tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường.

Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.

Khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo (không áp dụng với trường hợp xuất ngũ trước thời hạn)

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý nhất, lên đường làm nghĩa vụ quân sự không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà cao hơn cả đó còn là niềm tự hào của mỗi thanh niên Việt Nam để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, tự tin hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tin rằng, các thế hệ thanh niên Việt Nam khi tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ tiếp tục đem sức trẻ của mình ra sức rèn luyện, tu dưỡng, học tập, công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước và xứng đáng với niềm tin của Đảng và Nhân dân dành cho các thế hệ thanh niên Việt Nam.

Những trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 được quy định như thế nào? Những trường hợp nào không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025?             Đi nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với mỗi công dân nam, trừ một số trường hợp được được miễn đi nghĩa vụ quân sự hoặc được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Vậy những trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 được quy định như thế nào?

Lễ giao nhân quân huyện Đăk Glei năm 2024

Những trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025           Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.             Nếu công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025:            (1) Công dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nhập ngũ            Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định công dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nhập ngũ gồm:            - Lý lịch rõ ràng;            - Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;            - Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;            - Có trình độ văn hóa phù hợp.            Do đó: Nếu công dân không đáp ứng đủ 4 điều kiện nêu trên thì không được gọi nhập ngu. (2) Công dân thuộc một trong các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ           Căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:            - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;           - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;            - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;            - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;            - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;           - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;           - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.           - Dân quân thường trực.          (3) Công dân thuộc một trong các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ          Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:          - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;          - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;         - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;         - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;        - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.         (4) Công dân đã được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình         Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:          - Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;         - Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;          - Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;         - Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;          - Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.        (5) Công dân thuộc đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự         Căn cứ Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.         Điều đó đồng nghĩa, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự.         Những trường hợp không được đi nghĩa vụ quân sự 2025          Căn cứ Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:         - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;          - Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;          - Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.         Như vậy, nếu công dân thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không được đi nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp nêu trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự và được đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn nhập ngũ theo quy định.          Tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự năm 2025          Hiện nay Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về việc tình nguyện, tự nguyện đi nghĩa vụ quân sự trong 3 trường hợp sau đây:          - Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.          - Công dân nam thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.          - Công dân nam thuộc diện được miễn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.          Như vậy, việc tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 của công dân sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.          Công dân tự nguyện, tình nguyện nhập ngũ phải có đơn tình nguyện nhập ngũ. Mẫu đơn tình nguyện nhập ngũ phải chứa các nội dung cơ bản sau đây:          - Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương nơi cư trú của người tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự;          - Tên của người làm đơn;          - Địa chỉ cư trú của người làm đơn;          - Tình trạng sức khỏe: Dựa vào kết luận của bác sĩ khám sức khỏe;          - Hoàn cảnh bản thân: Ghi rõ hoàn cảnh hiện tại của người làm đơn;          - Ký ghi rõ họ, tên người làm đơn.

Nếu công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025:

(1) Công dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nhập ngũ

Căn cứ Khoản 1, Điều 31, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định công dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nhập ngũ gồm:

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

Do đó: Nếu công dân không đáp ứng đủ 4 điều kiện nêu trên thì không được gọi nhập ngu.

(2) Công dân thuộc một trong các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ

Căn cứ Khoản 1, Điều 41, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và điểm c Khoản 1, Điều 49, Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;           - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

(3) Công dân thuộc một trong các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ

Căn cứ Khoản 2, Điều 41, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

(4) Công dân đã được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình

Căn cứ Khoản 4, Điều 4, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Điểm a, Khoản 1, Điều 49, Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

- Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

- Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

- Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

- Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

(5) Công dân thuộc đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự

Căn cứ Điều 14, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Điều đó đồng nghĩa, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự.

Những trường hợp không được đi nghĩa vụ quân sự 2025

Căn cứ Điều 13, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:         - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Như vậy, nếu công dân thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không được đi nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp nêu trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự và được đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn nhập ngũ theo quy định.

Tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự năm 2025

Hiện nay Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về việc tình nguyện, tự nguyện đi nghĩa vụ quân sự trong 3 trường hợp sau đây:

- Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

- Công dân nam thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

- Công dân nam thuộc diện được miễn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

Như vậy, việc tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 của công dân sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Công dân tự nguyện, tình nguyện nhập ngũ phải có đơn tình nguyện nhập ngũ. Mẫu đơn tình nguyện nhập ngũ phải chứa các nội dung cơ bản sau đây:

- Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương nơi cư trú của người tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự;

- Địa chỉ cư trú của người làm đơn;

- Tình trạng sức khỏe: Dựa vào kết luận của bác sĩ khám sức khỏe;

- Hoàn cảnh bản thân: Ghi rõ hoàn cảnh hiện tại của người làm đơn;

- Ký ghi rõ họ, tên người làm đơn.