Trước khi trở thành một quốc gia với Chính phủ, nhà nước riêng vào năm 1949 thì Đài Loan đã trải qua những cuộc chiến tranh giành độc lập vô cùng khó khăn, trở thành thuộc địa của nhiều quốc gia. Và Đài Loan có thuộc Trung Quốc không?Đài Loan tách khỏi Trung Quốc năm nào? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây:
Trước khi trở thành một quốc gia với Chính phủ, nhà nước riêng vào năm 1949 thì Đài Loan đã trải qua những cuộc chiến tranh giành độc lập vô cùng khó khăn, trở thành thuộc địa của nhiều quốc gia. Và Đài Loan có thuộc Trung Quốc không?Đài Loan tách khỏi Trung Quốc năm nào? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây:
“Đài Loan, Trung Quốc” là một thuật ngữ mang tính chính trị và không rõ ràng giữa Đài Loan và Trung Quốc. Bởi lẽ, Đài Loan và các đảo nhỏ quanh vùng eo biển được xem là một tỉnh nhỏ của Trung Quốc, do bị Trung Quốc xâm chiếm và trở thành thuộc địa. Tuy nhiên, đến năm 1894 thì Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật Bản trong cuộc xâm chiếm Nhật – Trung và dần trở nên tách biệt khỏi Trung Quốc.
Đến năm 1949, khi Trung Quốc với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc cùng tồn tại song song với nhau và Đài Loan tách khỏi quyền kiểm soát của Trung Quốc.
Theo đó, bà Thái Văn Anh – cựu Giáo sư Luật, nhà đàm phán thương mại và là ứng cử viên Tổng thống của Đảng đã tuyên bố rằng: Đài Loan là một quốc gia, quốc gia độc lập. Và khẳng định hòn đảo sẽ bình tĩnh đối phó với Trung Quốc và những diễn biến căng thẳng giữa hai nước không giúp cho quan hệ giữa hai bờ eo biển.
Hiện tại, Đài Loan, Kim Môn, Mã Tổ, Bành Hổ, các đảo khác bên ngoài bờ biển Phúc Kiến và các quần đảo Đông Sa tại Biển Đông là những phần tạo thành nhà nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Trong quá khứ, Chính phủ Đài Loan đã từng coi mình là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, tuy nhiên, lập trường này đã bị lãng quên từ năm 1990.
Và mới đây, Trung Quốc khẳng định sẽ đưa Đài Loan hợp nhất với chính quyền cộng sản tại Bắc Kinh ngay cả khi phải sử dụng vũ lực. Điều này khiến cho mâu thuẫn giữa quan hệ Đài Loan Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng. Đối với câu hỏi Đài Loan có thuộc Trung Quốc không thì thực tế nhận thấy rằng, Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) chưa bao giờ kiểm soát được Đài Loan từ khi nó thành lập, nhưng Trung Quốc vẫn không chính thức coi Đài Loan là một quốc gia độc lập, và không ủng hộ việc Chính phủ nước này công bố độc lập.
Đài Loan có thuộc Trung Quốc hay không? Đến đây các bạn đã biết được câu trả lời rồi đúng không nào? Vậy thì hãy cùng mình tìm hiểu thêm những điều thú vị về quốc đảo xinh đẹp này nhé.
Kể từ khi thành lập Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thì Đài Loan đã được xem hoàn toàn tách biệt với Trung Quốc. Xây dựng nên nhiều chi nhánh quân đội: Hải quân, Không quân, Cảnh sát vũ trang, Cục cảnh sát biển,… với gần 400.000 thành viên. Bên cạnh đó là hệ thống giáo dục và kinh tế phát triển vượt bậc, với GDP bình quân đầu người thuộc top 30 trên thế giới.
Chính vì những vị thế chính trị quan trọng này, trên Hiến pháp thì Đài Loan có thuộc Trung Quốc, tuy nhiên trên thực tế thì Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền riêng, có nhà nước, quân đội và nền kinh tế phát triển. Hoàn toàn không phụ thuộc vào Trung Quốc. Đến đây thì các bạn có thể trả lời được câu hỏi Đài Loan có phải của Trung Quốc hay Đài Loan là gì của Trung Quốc rồi đúng không nào?
Khi bạn muốn học tiếng Trung Quốc với mục đích đi du học hay đi du lịch Trung Quốc thì nên học tiếng Trung Quốc đại lục (Tiếng Quan thoại) bởi đó là tiếng phổ thông và được sử dụng rộng rãi nhất. Ngày nay ở Đài Loan hay Hồng Kông thì mọi người vẫn sử dụng tiếng phổ thông này để giao tiếp và có thể nghe cũng như hiểu điều bạn muốn nói.
Sự khác biệt về ngôn ngữ ở Trung Quốc cũng giống như ở Việt Nam với tiếng của 3 miền Bắc Trung Nam. Để có thể học tốt tiếng Trung, bạn nên theo học tại các khóa học tiếng Trung dành cho người mới bắt đầu để làm quen với kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và rèn luyện các kỹ năng nghe nói đọc viết. Chúc bạn chinh phục tiếng Trung thành công!
Những năm gần đây, du học Đài Loan được xem là một chủ đề hot được nhiều người quan tâm nhờ vào đây là một một trường có nền kinh tế phát triển, nền giáo dục được đầu tư và cơ hội việc làm cao. Tuy nhiên, Đài Loan có thuộc Trung Quốc không? Đài Loan thuộc nước nào? “Đài Loan, Trung Quốc” được xem là một thuật ngữ mang tính chính trị và không rõ ràng giữa Đài Loan và Trung Quốc. Nếu bạn còn băn khoăn thì hãy cùng Teco tìm hiểu ngay dưới đây.
Ở cả 3 cách phát âm của 3 thứ tiếng là rất khác nhau tuy nhiên lại sử dụng cùng một hệ chữ viết, đó là chữ Hán. Tuy nhiên sau Cách mạng văn hóa, tại Trung Quốc ngày nay hiện vẫn sử dụng chữ giản thể còn ở Đài Loan và Hồng Kông sử dụng chữ phồn thể. Chữ phồn thể khó viết và khó nhớ hơn do chúng có nhiều nét lằng nhằng hơn so với các loại chữ Hán giản thể, hiện nay Trung Quốc đại lục vẫn đang sử dụng.
Tuy nhiên nếu xét đúng với thực tế mọi người thích chữ phồn thể hơn chữ giản thể với lý do từng nét, từng chữ trong chữ phồn thể đều thể hiện 1 ý nghĩa nhất định. Mặt khác tính chất địa phương của các thứ tiếng này ở Trung Quốc rất rõ rệt nên cùng một chữ và cùng một cách viết nhưng chúng sẽ có cách phát âm hoàn toàn khác nhau.
Cũng chính vì vậy, ở trong quá trình giao tiếp, thậm chí chính những người đang sinh sống tại Trung Quốc cũng bị vướng những khó khăn bởi sự khác biệt vùng miền. Họ thường dùng cách viết ra nếu gặp phải những bất đồng ngôn ngữ.
Đài Loan có đến gần 11.000 cửa hàng tiện lợi trên khắp cả nước, với các chuỗi nổi tiếng như: Family Mart, 7 Eleven, Watson,… Nơi bạn có thể mua đồ ăn, thuốc, vé tàu hay đồ dùng văn phòng phẩm vô cùng tiện lợi và đa năng.
Phía trên mình đã chia sẻ cho các bạn về Đài Loan có thuộc Trung Quốc không cũng như là những thông tin về đất nước Đài Loan. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu đất nước “một trong 4 con rồng châu Á” này.
Xem thêm >> Du học Đài Loan có tốt không? Nên học ngành gì, điều kiện & thủ tục xin visa cần biết
Hồng Kông là một trong những địa điểm thăm quan quốc tế được khách thăm quan Việt Nam và quốc tế quan tâm bởi những nét thu hút độc đáo.
Hồng Kông nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc và là một trong hai đặc khu hành chính thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng với Ma Cao. Lãnh thổ Hồng Kông khá đặc biệt gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc và nhìn ra biển Đông ở phía Đông, Tây, Nam. Hầu hết các thành phố của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đều sử dụng bính âm để Latin hóa nhưng Hồng Kông tên tiếng anh từ trước đến nay vẫn là Hong Kong.
Trước đây Hồng Kông từng là lãnh thổ phụ thuộc của Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bắt đầu từ năm 1842. Đến năm 1997 Hồng Kông được chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Rất nhiều người nhầm lẫn rằng Hồng Kông là một quốc gia độc lập nhưng trên thực tế tuyên bố chung Trung - Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định Hồng Kông được hưởng chế độ tự trị cao đến ít nhất 50 năm kể từ ngày chuyển giao chủ quyền. Là lãnh thổ thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhưng lại có chế độ riêng, Chính quyền Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao còn Hồng Kông vẫn tiếp tục được duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, chế độ tiền tệ, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách nhập cư, báo chí, hệ thống giáo dục, hệ thống xuất bản và chính sách hải quan của Anh.
Nét độc đáo khác biệt của Hồng Kông so với các lãnh thổ khác của Trung Quốc đó là bởi nơi đây không mang nét đặc trưng quốc gia này mà được biết đến là nơi gặp gỡ của phương Đông và phương Tây. Nét đặc biệt này được thể hiện ở mọi mặt của cuộc sống của người dân Hồng Kông từ kinh tế, giáo dục và văn hóa. Trên những con phố của Hồng Kông bạn có thể bắt gặp những quán ăn truyền thống xen kẽ những quán đồ ăn nhanh, những quán bar theo phong cách của người Anh, những ngôi chùa Phật giáo nằm không xa những nhà thờ Công giáo.
Văn hóa phương Tây không chỉ ăn sâu vào văn hóa của người Hồng Kông sau khoảng thời gian dài mà sự hiện diện của người Anh vẫn luôn ở đâu đó trong lòng Hồng Kông. Ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông không chỉ là tiếng Hoa mà còn là tiếng Anh. Hầu hết ở những trụ sở làm việc hành chính đều sử dụng cả hai thứ tiếng, các hàng quán của Hồng Kông cũng luôn đề hai thứ tiếng không chỉ phục vụ hành trình, bạn bè quốc tế mà còn phục vụ người dân địa phương.
Đến Hồng Kông hầu hết khách thăm quan sẽ bị ấn tượng bởi sự sống động và náo nhiệt về đêm của Hồng Kông ở những khu vực, các quận tụ giải trí cho người địa phương và khách thăm quan như Lan Kwai Fong (Lan Quế Phường), Tsim Sha Tsui (Chiếm Sá Chủi), Wan Chai... Đến những địa điểm này lữ khách trong và ngoài nước có thể tham ra rất nhiều các hoạt động giải trí khác nhau như mua sắm, thưởng thức ẩm thực, ngắm nhìn Hồng Kông về đêm rực rỡ sắc màu. Các cặp đôi thường yêu thích khu vực bến nước Tsim Sha Tsui lãng mạn, đỉnh Victoria là địa điểm ngắm nhìn toàn cảnh Hồng Kông nổi tiếng nhất mà khách thăm quan đến đây không thể bỏ qua trong chuyến đi của mình.
Nhắc đến giải trí ở Hồng Kông mà không kể đến phim ảnh là một thiếu sót vô cùng lớn, không chỉ là trung tâm thương mại toàn cầu mà Hồng Kông còn nổi tiếng là nơi sản sinh ra rất nhiều tài tử điện ảnh của thế giới. Đối với người Việt Nam khi nhắc đến điện ảnh Hồng Kông cũng có thể dễ dàng nhớ đến thể loại võ thuật và vô số những minh tinh màn ảnh của Hồng Kông một thời đó là: Lý Tiểu Long, Châu Nhuận Phát, Thành Long, Dương Tử Quỳnh… Điện ảnh Hồng Kông không chỉ thành công ở Châu Á mà còn thành công ở đấu trường Hollywood. Đến Hồng Kông bạn có thể dễ dàng được xem lại những bộ phim huyền thoại ăn khách của nơi này. Rất nhiều bộ phim của Hồng Kông được quốc tế công nhận và cũng rất nhiều nhà làm phim nổi tiếng trên thế giới thừa nhận chịu ảnh hưởng của điện ảnh Hồng Kông trong khi sản xuất phim của mình.
Đến bất cứ địa điểm trải nghiệm nào, điều mà lữ khách cực kỳ quan tâm đó là văn hóa ẩm thực. Hồng Kông thuộc một trong nhưng địa điểm có nền ẩm thực đa dạng và phong phú nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa bởi Hồng Kông ngoài những món ăn đặc sản khắp các vùng miền của Trung Quốc mà còn có rất nhiều những địa điểm ăn uống truyền thống của các quốc gia khác tại đây như châu Âu, châu Mỹ, Hàn, Nhật… Người dân Hồng Kông rất coi trọng việc chất lượng các món ăn và cách chế biến nên đến Hồng Kông khách thăm quan sẽ được thưởng thức những món ăn với chất lượng tốt nhất và hương vị hấp dẫn nhất.
Hồng Kông còn là địa điểm tổ chức những buổi biểu diễn nghệ thuật của rất nhiều nghệ sĩ từ nghệ sĩ châu Á, các nhóm nhạc Kpop, Jpop, các nghệ sĩ US-UK diễn ra thường xuyên tại đây bởi chính quyền Hong Kong ủng hộ các hoạt động giải trí, văn hóa đa dạng, tài trợ cho các nghệ sĩ quốc tế đến đây biểu diễn vừa để phục vụ nhu cầu giải trí của người dân địa phương vừa để thu hút lữ khách đến với vùng đất này.
Do dân số đông đúc và đất đai khá chật chội nên ngày nay Hồng Kông không còn quá nhiều công trình kiến trúc lâu đời còn tồn tại mà được thay thế bằng những công trình hiện đại cao tầng để đáp ứng nhu cầu sinh sống và làm việc của người dân địa phương. Tại các khu trung tâm của Hồng Kông các tòa nhà chọc trời, các trung tâm thương mại mọc lên dày đặc làm nên nét đặc trưng của vùng đất này. Những địa điểm thu hút khách thăm quan nhất tại Hồng Kông phải kể đến đó là khu trung tâm, khu vực Causeway Bay bến cảng Victoria.
Kiến trúc của Hồng Kông chủ yếu là các tòa nhà cao tầng nên Hồng Kông là nơi tọa lại của 4 trong 15 tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay. đi trải nghiệm tại Hồng Kông khách thăm quan có thể tới tham quan, khám phá và ngắm nhìn toàn cảnh Hồng Kông từ đỉnh của những tòa nhà cao nhất thế giới. Đây chắc chắn là trải nghiệm đáng nhớ và để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng lữ khách đến với thành phố chọc trời này.
Tòa tháp Trung Ngân (Bank of China Tower) là một trong những tòa nhà kiến trúc nổi bật, nổi tiếng nhất tại Hồng Kông. Tòa tháp được thiết kế bởi I.M.Pei được hoàn thành vào năm 1990 và là tòa nhà cao thứ 3 của Hồng Kông. Để xây dựng tòa nhà này, đã nảy ra rất nhiều tranh cãi về kiến trúc và phong thủy. Trước đây, cũng có những tòa nhà rơi vào trường hợp tương tự như Tòa nhà Trụ sở của HSBC được xây dựng trên mảnh đất của tòa nhà chọc trời đầu tiên của Hồng Kông từ năm 1935, đến thập niên 1970 khi có dự án xây dựng mới được đề ra đã xảy ra rất nhiều tranh luận liên quan đến bảo tồn di sản.
International Finance Centre 2 là tòa nhà cao nhất của Hồng Kông hiện nay. Sân bay Quốc tế Hồng Kông mới ở Chek Lap Kok gần Lantau là một trong những dự án xây dựng án xây dựng lớn nhất Hồng Kông nói riêng và của thế giới nói chung. Đây là dự án lấn biển khổng lồ kết nối với trung tâm Hồng Kông bằng Lantau Link với 3 cây cầu lớn của Hồng Kông đó là: Cầu Thanh Mã - cây cầu treo lớn thứ 6 thế giới, cầu Thủy Môn - cầu dây văng dài nhất thế giới ở cả đường sắt và đường bộ. cầu Đinh Cửu - cầu dây văng 4 nhịp đầu tiên của thế giới. Đến Hồng Kông trải nghiệm nếu đứng từ những tòa nhà chọc trời bạn có thể dễ dàng chiêm ngưỡng những cây cầu đạt kỷ lục thế giới của vùng đất này.
Hồng Kông luôn là điểm đến thu hút khách thăm quan khắp năm Châu, nơi đây được mệnh danh là thành phố không bao giờ già bởi không chỉ sự hiện đại, văn minh đến từ kiến trúc đô thị, những tòa nhà chọc trời mà còn bởi sự sôi động bất kể ngày hay đêm tại nơi đây. Nếu bạn là người yêu thích những chuyến đi, khám phá những điểm đến mới mẻ, chiêm ngưỡng cảnh đẹp từ thiên nhiên và hòa mình vào nhịp sống của người bản địa thì chắc chắn Hồng Kông sẽ không khiến bạn phải thấy thất vọng. Hằng năm Hồng Kông đón hàng triệu lượt lữ khách đến tham quan, vui chơi, mua sắm.
Điều khiến khách thăm quan thấy ấn tượng về thành phố không bao giờ già Hồng Kông đó là hệ thống giao thông hiện đại, tiên tiến. Chuyến xe điện đỉnh cao của Hồng Kông sẽ đưa lữ khách qua những cung đường và những khung cảnh tuyệt đẹp của Hồng Kông. Trên chuyến xe điện này, bạn có thể ngắm nhìn những hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên, phố phường những tòa nhà với kiến trúc độc đáo của thành phố.
Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng toàn cảnh Hồng Kông thì một chuyến vãn cảnh trên đỉnh Thái Bình nổi tiếng chắc chắn sẽ để lại cho bạn ấn tượng không thể nào quên và đây cũng là cơ hội để những ai yêu thích nhiếp ảnh và “sống ảo” có cho mình những bức ảnh “check in” khiến người khác phải lác mắt tại vùng đất này.
Đến Hồng Kông, bạn sẽ không bao giờ chán bởi có vô số những điểm đến cho bạn khám phá trong Hành Trình khám phá tại đây. Điểm đến khách thăm quan tới Hồng Kông không thể bỏ qua đó chính là ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ của bến cảng Victoria vào buổi tối. Cứ 20h hàng ngày, tại bến cảng sẽ bắt đầu chương trình “bản giao hưởng âm thanh, ánh sáng” kéo dài 15 phút để phục vụ lữ khách và tạo nên hình ảnh đẹp cho địa phương. Địa điểm ngắm bản giao hưởng ấn tượng và hoành tráng của Hồng Kông đó là khu vực bến cảng Tsim Sha Tsui và đại lộ Ngôi sao...
Hoạt động tiếp theo mà khách thăm quan yêu thích khi đến với Hồng Kông đó là đi dạo trên bến phà Star Ferry. Bến phà là địa điểm mang trong mình khung cảnh đẹp độc đáo của hai hòn đảo nổi tiếng của Hồng Kông. Không những thế đây còn là nơi ghi lại và lưu giữ những nét văn hóa, lịch sử đậm đà khắc sâu trong ký ức của Hồng Kông. Tìm hiểu về nét đẹp văn hóa cổ kính của vùng đất trong chuyến thăm quan của mình cũng là một trong những trải nghiệm đẹp về những vùng đất mới mẻ.
Nếu bạn là người yêu thích thiên nhiên, muốn tham gia những hoạt động tham quan, khám phá thiên nhiên của Hồng Kông thì bạn có thể trải nghiệm hành trình leo núi trên những cung đường khá ấn tượng của nơi đây. Nếu bạn muốn thử cảm giác mạo hiểm hơn cho chuyến khám phá của mình khi đã khám phá hết phố phường tấp nập ở Hồng Kông thì có thể thử thách bản thân trên cung đường “Lion rock” hoặc “The dragon’s back” nhé.
Nhắc đến trải nghiệm Hồng Kông mà không nhắc đến đặc sản không thể bỏ qua của nơi này đó chính là “thiên đường mua sắm” thì là một thiếu sót vô cùng lớn. Hồng Kông không biết từ khi nào đã được coi là Thiên đường mua sắm của Châu Á nơi các tín đồ shopping được thỏa sức tìm kiếm cho mình những món hàng, món đồ yêu thích của tất cả các thương hiệu từ thời trang đến mỹ phẩm làm đẹp, trang sức, phụ kiện, thiết bị công nghệ hàng đầu trên thế giới. Hồng Kông là điểm đến thỏa mãn đam mê mua sắm của rất nhiều người, những con phố sầm uất, những trung tâm thương mại của Hồng Kông từ lâu đã trở thành địa điểm ghé thăm của vô số lữ khách đến đây.
Nét đẹp kiến trúc của Hồng Kông cũng thu hút bước chân của rất nhiều lượt khách thăm quan đến với nơi đây. Hồng Kông với quá khứ với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của những cuộc xung đột, trải qua những thăm trầm và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nhật Bản và Anh nên đâu đó trong thành phố hoa lệ chọc trời hiện đại như ngày hôm nay vẫn còn những dấu ấn lịch sử, những nét đẹp xưa cũ đến từ kiến trúc văn hóa, ẩm thực sẽ khiến bạn cảm thấy bình yên hơn giữa nhịp sống tất bật và hiện đại của Hồng Kông. Một trong những công trình kiến trúc cũ còn sót lại ở thành phố sôi động bậc nhất Châu Á này phải kể đến đó là Mongkok mang nét đặc trưng của người lao động. Vẻ đẹp của những con hẻm nhỏ mang lại cảm giác hoài cổ ghi sâu vào trong tâm trí người dân và lữ khách đã trở thành một phần không thể thiếu và một nét riêng không lẫn vào đâu được của Hồng Kông.
Đến Hồng Kông, hoạt động giải trí tiếp theo khiến khách thăm quan yêu thích đó là vui chơi tại những công viên giải trí lớn nhất với những trò chơi thú vị nhất của Châu Á. Công viên giải trí theo chủ đề nổi tiếng nhất tại Hồng Kông hiện nay đó là Disneyland Hong Kong - nơi tụ tập vui chơi của không chỉ lữ khách mà còn cả người dân địa phương. Ngoài Disneyland thì công viên chủ đề tiếp theo được yêu thích tại đây đó chính là Snoppy’s World. Với những ai đam mê những trò chơi cảm giác mạnh, các trò chơi mạo hiểm thì đừng bỏ qua Ocean Park, còn những ai yêu thích các hoạt động vui chơi với nước thì hãy đặt chân đến Grand Resort Deck trong chuyến trải nghiệm Hồng Kông của mình.
Trên đây là đôi nét về Hồng Kông cho những ai đang tìm hiểu về vùng đất này và tìm kiếm một chuyến đi nước ngoài hấp dẫn sau chuỗi ngày học tập và làm việc mệt mỏi. Cùng bạn bè người thân của mình khám phá vẻ đẹp của Hồng Kông sẽ là chuyến đi đáng nhớ và lưu lại những kỷ niệm khó quên cho khách thăm quan. Chúc bạn có thật nhiều những chuyến thăm quan nhiều niềm vui và ý nghĩa nhé!
(Cadn.com.vn) - Một thất bại thảm hại cho đảng nắm quyền ở Đài Loan cùng những diễn biến chưa có hồi kết của biểu tình tại Hồng Kông đang đặt ra nhiều thách thức cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Mục tiêu hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình - phát triển nền kinh tế đang chững lại - xem ra đang bị chệch hướng do làn gió chính trị từ Đài Loan và Hồng Kông.
Trong khi bài toán khủng hoảng biểu tình ở Hồng Kông chưa thể có lời giải thỏa đáng, cuộc bầu cử địa phương ở Đài Loan đã lấy đi những số ghế quan trọng của Quốc dân đảng (KMT) cầm quyền vốn có chủ trương thắt chặt quan hệ với Đại lục. Tất cả đang đặt ra những thách thức lớn nhất trong nhiều năm qua đối với chính quyền trung ương Bắc Kinh.
Dù một nhóm khởi xướng phong trào “Chiếm Trung tâm” ở Hồng Kông quyết định tự thú vào hôm nay (3-12), nhưng tình hình vẫn còn nóng bỏng do người biểu tình tiếp tục gây sức ép lên chính quyền đặc khu Hồng Kông đòi hỏi phải ngồi vào bàn đối thoại.
Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh ngay lập tức bác bỏ đề nghị đòi tổ chức vòng đàm phán khác về việc cải cách chính trị của các sinh viên. Phát biểu trước thềm cuộc họp chính quyền, ông Lương Chấn Anh thậm chí khuyên các các sinh viên hãy chú ý chăm sóc bản thân, đặc biệt là trong thời tiết lạnh như thế này.
Theo ông, việc tiếp tục muốn đạt được hình thức phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử năm 2017 sẽ không thể thực hiện thông qua đấu tranh... mà duy nhất chỉ có thể được thực hiện theo các điều khoản trong Luật Cơ bản và quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
Người biểu tình Hồng Kông xuống đường để buộc chính quyền đáp ứng các yêu sách về bầu cử tự do tại đặc khu này vào năm 2017. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng cắm trại ra trên xa lộ 8 làn xe ở quận Admiralty, chính quyền Hồng Kông vẫn chưa cho thấy bất kỳ khả năng sẵn sàng nhượng bộ nào mà thậm chí còn đang dần chìa ra bàn tay cứng rắn hơn.
Mặc dù các cuộc biểu tình Hồng Kông chắc chắn sẽ không dẫn đến cuộc khủng hoảng tương tự ở Đài Loan nhưng người ta lo sợ, một chính quyền không phải của KMT sẽ khiến mối quan hệ hai bờ eo biển rơi vào băng giá.
Hôm 1-12, nội các 81 thành viên của Đài Loan đồng loạt từ chức sau thất bại của KMT để chờ nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu lựa chọn người đứng đầu Cơ quan lập pháp thay thế ông Giang Nghi Hoa cũng như đề cử đội ngũ mới. Giới phân tích cho rằng, đây có thể là một quá trình không kéo dài nhưng khá rắc rối. Mọi việc sẽ tồi tệ hơn khi tại phiên họp Ban Chấp hành Trung ương vào hôm nay (3-12), ông Mã Anh Cửu - nhà lãnh đạo luôn hướng về Bắc Kinh - tuyên bố từ chức Chủ tịch KMT để chịu trách nhiệm về thất bại của đảng cầm quyền.
Hồng Kông về với Trung Quốc năm 1997 theo chính sách “một quốc gia, hai chế độ”. Đài Loan cũng là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và chính quyền ông Tập đang nỗ lực thúc đẩy chính sách “một quốc gia, hai chế độ” trong cách tiếp cận với hòn đảo này. Chủ tịch Trung Quốc trong thời gian qua đang nỗ lực thúc đẩy quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại khi xoa dịu những lo ngại về nỗ lực phát triển sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Nhưng dù chú trọng đối ngoại, ông Tập cũng không thể lơ là đối nội, trong đó có vấn đề của Đài Loan và Hồng Kông hiện nay, đặc biệt là trong quan hệ với “đứa con khó bảo” Đài Bắc.
Kể từ năm 2008, Đài Loan và Đại lục ký kết 21 thỏa thuận thương mại, quá cảnh và đầu tư. Nhưng vẫn còn đó là làn sóng biểu tình âm ỉ phản đối việc phê chuẩn một thỏa thuận tự do hóa thương mại với Bắc Kinh. Đó là khúc mắc mà ông Tập cần tìm cách hóa giải.