(THPL)Trẻ bị trầm cảm hay gặp các vấn đề về tâm lý thậm chí chọn tự tử như một cách để giải thoát khi bị áp lực học tập từ nhà trường, gia đình và chính bản thân các em - câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng vẫn là vấn đề cảnh báo bởi hệ lụy mà nó để lại.
(THPL)Trẻ bị trầm cảm hay gặp các vấn đề về tâm lý thậm chí chọn tự tử như một cách để giải thoát khi bị áp lực học tập từ nhà trường, gia đình và chính bản thân các em - câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng vẫn là vấn đề cảnh báo bởi hệ lụy mà nó để lại.
Điều kiện cần thiết đầu tiên phải có để giúp con giải toả áp lực chính là việc thừa nhận sự hiện diện của những áp lực con đang phải đối mặt. Cố gắng chối bỏ và ngó lơ những khó khăn của con chỉ khiến con cảm thấy cô độc và mệt mỏi hơn. Thừa nhận, và sau đó thể hiện sự cảm thông, chính là cách hỗ trợ bước đầu hiệu quả nhất để con đương đầu với áp lực.
Chân thành bày tỏ cảm xúc của chính mình với con cũng là một phương pháp hữu hiệu. Việc bố mẹ luôn gồng mình, chỉ cho con thấy những ưu điểm tuyệt vời của mình đúng là có thể đem đến lòng ngưỡng mộ, tuy nhiên, cũng chính điều này dễ khiến con cảm thấy bố mẹ là những hình mẫu quá hoàn hảo, khó lòng theo kịp.
Thay vào đó, những lúc mệt mỏi, căng thẳng, bố mẹ có thể ít nhiều thể hiện cho con thấy, để con có thể an ủi bố mẹ đồng thời nhìn thấy được cách bố mẹ đối mặt và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Điều này cũng tạo nên được một sự gần gũi, sợi dây gắn kết giữa bố mẹ và con, cho con vai trò là "bờ vai" xua bớt mệt mỏi cho bố mẹ, để đến khi con có áp lực hay trở ngại, con cũng sẵn sàng tìm đến bố mẹ để tâm sự và nhờ cậy.
Áp lực vẫn thường được gán ghép với các tác dụng tiêu cực vì dễ gây ra căng thẳng và nhiều tác hại không tốt cho thể chất cũng như tinh thần của con người. Vì thế, có những ông bố bà mẹ thậm chí còn muốn đi theo xu hướng “tạo cho con một tuổi thơ chỉ có hạnh phúc, hoàn toàn không có lo lắng, áp lực”.
Tuy nhiên, cuộc sống vốn dĩ là phải có những việc khó khăn. Thử tưởng tượng một bạn nhỏ từ khi sinh ra đến lúc lớn lên, mỗi lần gặp khó khăn đều được “giải cứu” hoặc được bố mẹ lựa chọn toàn những con đường “không có chông gai”, đến một ngày gặp một sự cố mà bạn phải đối mặt một mình, liệu bạn có thể vượt qua hay không?
Nhưng điều đó không có nghĩa là bố mẹ phải luôn luôn làm khó, tạo cho con thật
để con rèn luyện sự kiên cường. Dù khó, nhưng có lẽ việc cân bằng cho con vẫn là điều bố mẹ cần cố gắng đạt được: vừa đủ áp lực để con có bản lĩnh nhưng đồng thời cũng cần để tâm để kịp thời phát hiện những tín hiệu nguy hiểm khi con sắp không chịu nổi áp lực đang có.
Theo sáng kiến của Bộ Giáo dục, Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào việc cung cấp cơ hội giáo dục đa dạng, cải tạo trường học, cấp máy tính, thiết bị công nghệ cho học sinh.
Căn cứ vào bối cảnh kinh tế - xã hội của mình, học sinh có thể thụ hưởng chương trình chăm sóc ngoại khóa miễn phí, trợ cấp ăn uống, sách giáo khoa, học thêm ngoại ngữ hay khóa hướng nghiệp.
Cho Ok-hyun, một bà mẹ làm nghề lao động phổ thông, ngoài 40 tuổi ở Cheonan, đánh giá đây là điểm thuận lợi cho việc giáo dục con cái. Nơi cô sống không có các trung tâm dạy thêm (hagwon) hay cơ sở giáo dục tư nhân. Vì thế, hỗ trợ từ chính phủ giúp con bà có nơi học tập, giải trí sau giờ học ở trường.
Ở mức độ nào đó, các nhà giáo dục nhận định ngày nay, trẻ em được hỗ trợ nhiều hơn trước. Họ cho rằng nhiều người sai lầm khi đánh giá Hàn Quốc không phải nơi hạnh phúc cho trẻ.
“So với thời tôi đi học, môi trường giáo dục bây giờ đã tốt hơn rất nhiều. Ngân sách dồi dào giúp trẻ được giáo dục ở nhiều khía cạnh”, Im Gyeong-ri, 31 tuổi, giáo viên tiểu học tại Incheon, đánh giá.
Cô In nói thêm sự hỗ trợ từ chính phủ thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong giáo dục, thành tích trẻ đạt được. Tuy nhiên, cô cũng như nhiều người khác thừa nhận cuộc cạnh tranh khốc liệt để vào đại học cùng việc phải học thêm nhiều vẫn là gánh nặng lên những đứa trẻ, tước đi thời gian, cơ hội sống hạnh phúc của các em.
Hàn Quốc vẫn thiếu nguồn lực để giảm bớt áp lực cho trẻ em. Nhiều người cho rằng xã hội nước này cần bắt đầu coi trẻ như một pháp nhân với quyền lợi, nghĩa vụ và được cấp nguồn lực để đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Sống gượng ép theo sự kỳ vọng của bố mẹ
Đàm Dao (sinh năm 1994 tại thị trấn Bách Lý Châu, thành phố Chi Giang, Trung Quốc) sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là giáo viên. 2 tuổi, Đàm Dao đã thể hiện tố chất là thần đồng. Do đó bố mẹ Đàm Dao quyết định cho con đi học sớm trước tuổi.
4 tuổi, Đàm Dao vào lớp 1 và có thành tích cao nhất lớp. 6 tuổi, cô hoàn thành xong chương trình lớp 4. Trong thời gian 6 năm học cấp 1, Đàm Dao liên tục vượt cấp, nên cô chỉ mất 4 năm để hoàn thành chương trình tiểu học.
9 tuổi, Đàm Dao chuyển đến trường trung học Lưu Hạng ở Bách Lý Châu. Hiệu trưởng trường Lưu Hạng cho biết: "Đàm Dao là một cô bé cá tính. Ngoài thành tích học tập đặc biệt, Dao có thể ca múa và đánh đàn, thích thể dục”. 12 tuổi, cô là học sinh của một trường cấp 3 chuyên trọng điểm số 1 ở Chi Giang.
Lên cấp 3, thành tích học tập của Đàm Dao ngày càng kém. Hai lần Đàm Dao bị điểm môn Toán dưới trung bình nhưng cô giấu mẹ. Đến khi mẹ Đàm Dao biết chuyện đã lên trường hỏi thầy giáo, điều này khiến Đàm Dao xấu hổ với bạn bè.
Ngoài ra, trong giờ học Đàm Dao còn làm việc riêng, bị thầy cô bắt được. Thầy Lý Khai Tùng - giáo viên chủ nhiệm của Đàm Dao cho biết, trong tiết tiếng Anh cô đã đọc tạp chí. Đây là lần thứ 3 Đàm Dao làm việc này.
Sau giờ học, Đàm Dao bị thầy giáo gọi lên bục giảng cảnh cáo trước cả lớp. Thầy chủ nhiệm nói với Đàm Dao: "Trong tuần này em không đạt được thành tích tốt, mà còn làm việc riêng trong giờ. Nên em phải mời phụ huynh đến trường để trao đổi".
Kể từ khi bị thầy giáo trách phạt, Đàm Dao có những cư xử lạ. Cô không nói chuyện, vui vẻ với các bạn như trước. Bi kịch ập đến, ngày 6/3/2008 thầy giáo phát hiện Đàm Dao mất tích, trên bàn học của cô có một lá thư tuyệt mệnh.
Ngay lập tức, nhà trường và gia đình đi tìm kiếm Đàm Dao. Đến ngày 8/3/2008, mọi người phát hiện thi thể của Đàm Dao nổi lên trong ao nước sát trường.
Theo tờ Sina, cả cuộc đời Đàm Dao là những chuỗi ngày sống trong kỳ vọng, áp lực của bố mẹ. Cô không có tuổi thơ, phải đi học sớm. Đàm Dao không được phép mắc sai lầm của tuổi trẻ, luôn phải cố gắng để đạt được thành tích cao trong học tập.
Mở đầu bức thư, Đàm Dao viết: "Con mong bố mẹ hãy tha lỗi cho đứa con bất hiếu này. Con biết bố mẹ sẽ rất đau khổ. Nhưng con xin bố mẹ đừng vì chuyện này mà ảnh hưởng tới sức khỏe, nếu không, ở thế giới khác, con sẽ rất đau lòng”.
Trong thư Đàm Dao cho biết, đã quá mệt mỏi và muốn giải thoát bản thân sang thế giới khác: "Con còn nhớ, hồi con học lớp 7, đã có một bạn cùng khối tự sát. Lúc đó có người hỏi con có dám tự sát hay không, con chỉ mỉm cười rồi nói điều đó không thể nào. Thế nhưng giờ đây con đã mệt rồi".
"Vì con là đứa con duy nhất nên bố mẹ đã quá kỳ vọng. Con xin lỗi vì đã làm bố mẹ thất vọng”, Đàm Dao viết.
Sự ra đi đột ngột của Đàm Dao là cú sốc lớn đối với bố mẹ.
Cô cho biết, áp lực học tập ở trường rất nặng nề: "Giáo viên chủ nhiệm luôn quản con rất nghiêm khắc. Thầy luôn nói con không được đọc sách ngoại khóa trong giờ học, đối với con điều này vô cùng khó khăn. Đây là lần thứ 3 thầy phát hiện ra con làm điều này, con không muốn phải đối mặt với nó nữa. Con đã làm mất mặt bố mẹ...”.
Cái chết của thần đồng gây xôn xao dư luận
Sự ra đi của thần đồng Đàm Dao ở tuổi 14 đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhà nghiên cứu Tôn Vân Hiểu tại Trung tâm Nghiên cứu Thanh thiếu niên Trung Quốc cho biết: "Chỉ vì bị thầy giáo phê bình mà Đàm Dao tự tử, có khả năng cao em bị vấn đề tâm lý”. Trong thư tuyệt mệnh Đàm Dao nhiều lần nhắc đến "kỳ vọng”, "áp lực” và "mệt mỏi”. Điều này cho thấy việc tự tử của Đàm Dao không phải ngẫu nhiên
Tôn Vân Hiểu nói thêm, sở dĩ Đàm Dao cảm thấy áp lực rất lớn là do sự khác biệt giữa tuổi tác so với các bạn trong lớp và các kỳ vọng của bố mẹ gây ra. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng Đàm Dao được truyền thông Trung Quốc xây dựng hình tượng là một thần đồng. Điều này vô hình trở thành áp lực, thậm chí còn là gánh nặng khiến Đàm Dao không thể chịu đựng, vô tình "chiếm đoạt” đi những quyền tự do của một cô bé chưa đủ tuổi vị thành niên.
Người lớn, thỉnh thoảng khi căng thẳng quá với
, hoặc đôi lúc bất chợt nhớ về một kỷ niệm tuổi thơ, thường hay ước ao được “quay về làm trẻ con vô lo, sung sướng”. Chúng ta mặc định là trẻ con thì chẳng có áp lực gì cả. Sự thật thì trẻ cũng có rất nhiều áp lực cần được giải toả.
Áp lực dễ nhận ra nhất và dường như cũng dễ được chấp nhận và thông cảm nhiều nhất có lẽ là áp lực từ việc học.
Nhưng trẻ em trong xã hội hiện đại thực ra có nhiều áp lực hơn bố mẹ mình lúc nhỏ rất nhiều. Ở thời đại này,
không phải là quy chuẩn duy nhất các con phải để tâm vì điểm cao chưa đủ để đảm bảo một tương lai tươi sáng, hay thậm chí gần hơn, là “vị trí” của con trong môi trường học. Học sinh 4.0 là phải thông thạo ngoại ngữ, phải thể hiện được sự năng động, tự chủ trong học tập, phải cập nhật
, và thậm chí phải cả hát hay, nhảy đẹp, chơi thể thao giỏi.
khó được bố mẹ thông cảm và sẻ chia hơn. Đó là áp lực đến từ bạn bè . Đối với bố mẹ, bạn bè là để chơi vui, không vui nữa thì ngưng chơi. Phải nghiêm trọng lắm, ví dụ như con bị bắt nạt, bị trấn lột hay đánh đập thì mới xem là có vấn đề. Và bố mẹ quên mất việc bị tẩy chay có thể kinh khủng đến thế nào, việc bị ngồi cạnh một bạn không “hợp cạ” có thể buồn chán ra sao, hay việc thích thầm một người bạn khác giới có thể khiến tim lỗi nhịp nhiều thế nào.
Trẻ em có nhiều áp lực hơn người lớn nghĩ
Bên cạnh đó, làm trẻ em thời hiện đại cũng đồng nghĩa với việc con có thêm một vòng tròn bạn bè nữa: ở trên mạng. Nếu những dòng tin nhắn với bạn bè có thể đem đến những tràng cười sảng khoái, một bình luận trên trang cá nhân có thể mang đến nụ cười mỉm hạnh phúc thì ngược lại, số lượng tim được thả cho từng bài viết trên trang cá nhân cũng có thể là nguồn cơn của một sự căng thẳng, so đo. Hay bắt nạt “ảo” trực tuyến hoàn toàn có thể biến thành những vết thương lòng có thật, gây ra những hậu quả khôn lường.
Còn một nguồn cơn áp lực nữa, có thể dễ dàng kiểm soát nhất nhưng không may, lại ít được nhận diện và khó được thừa nhận nhất chính lá áp lực do chính bố mẹ tạo ra cho con. Điển hình nhất của việc tạo áp lực cho con có thể kể đến câu so sánh “
”. Con nhà người ta luôn có điểm số mà con khó theo kịp, có các giải thưởng con chưa đạt được, có các khả năng/tính cách con không bao giờ hoàn hảo bằng.