Grab Có Ở Vĩnh Phúc Không

Grab Có Ở Vĩnh Phúc Không

Grab Vĩnh Long: Dịch vụ Thuận Tiện và An Toàn cho Hành Khách và Người Lái Xe

Grab Vĩnh Long: Dịch vụ Thuận Tiện và An Toàn cho Hành Khách và Người Lái Xe

Vĩnh Phúc rộng bao nhiêu km²? Dân số của Vĩnh Phúc là bao nhiêu?

– Diện tích tự nhiên hiện nay của Vĩnh Phúc rộng 1.236 km2 (theo niên giám thống kê năm 2022).

– Dân số của Vĩnh Phúc là 1.114.488 người. (năm 2022)

Năm 2021: Tổng dân số là 1.191.780 người, trong đó có 593.960 nam và 597.820 nữ.

Năm 2020: Tổng dân số là 1.171.230 người, với 583.720 nam và 587.510 nữ.

Năm 2019: Tổng dân số là 1.154.800 người, bao gồm 575.500 nam và 579.400 nữ.

Năm 2018: Tổng dân số là 1.138.400 người, với 563.700 nam và 574.600 nữ.

Vĩnh Phúc có 41 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn, trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường.

Danh sách đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc Vĩnh Phúc:

Thành phố Phúc Yên có diện tích 120,13 km², với tổng dân số 155.575 người, mật độ dân số là 1.295 người/km².

Thành phố Vĩnh Yên thành lập 1899, có diện tích 50,39 km², với tổng dân số 123.353 người, mật độ dân số là 2.448 người/km².

Huyện Bình Xuyên có diện tích 145,67 km², với tổng dân số 131.013 người, mật độ dân số là 899 người/km².

Huyện Lập Thạch có diện tích 173,10 km, với tổng dân số 127.575 người, mật độ dân số là 714 người/km.

Huyện Tam Dương thành lập 9/6/1998, có diện tích 107,13 km², với tổng dân số 101.624 người, mật độ dân số là 949 người/km².

Huyện Vĩnh Tường có diện tích 142 km², với tổng dân số 205.345 người, mật độ dân số là 1.446 người/km².

Huyện Yên Lạc có diện tích 107,65 km², với tổng dân số 156.456 người, mật độ dân số là 1.453 người/km².

Danh sách đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc Vĩnh Phúc:

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Bò tái kiến đốt là một món ăn đặc sản rất đặc biệt của Vĩnh Phúc. Người ta lấy những miếng thịt bò từ 1-2kg đặt vào những ổ kiến to trên các cây lớn, chọc cho lũ kiến ra khỏi tổ bâu vào đốt lấy miếng thịt. Những miếng thịt này sẽ được rửa sạch lại bằng nước muối pha loãng, để ráo rồi đem nướng chín trên bếp than hồng rực.

Khi ăn hương vị của mỗi miếng thịt lại khác nhau bởi mỗi loại kiến lại cho ra những mùi vị đặc trưng riêng: kiến vống đỏ có mùi thơm chua, kiến vống đen có mùi thơm hắc, kiến bồ nọt có vị cay ngọt,… Đây không chỉ là món ăn đặc sản mà nó còn có giá trị trong việc phòng và chữa bệnh thần kinh và thấp khớp.

Món cá thính đặc sản Lập Thạch nổi tiếng do người dân Văn Quán sáng tạo ra. Xa xưa không có đê điều như bây giờ nên cứ đến mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, nước lũ tràn về ngập đầy đồng, cá theo nước vào, mọi người bắt được rất nhiều, ăn không hết, đem bán thì chợ xa và thiếu thuyền bè, phơi khô bảo quản cũng khó nên dân Văn Quán đã nghĩ ra cách làm cá thính.

Nguyên liệu làm nên món ăn này bao gồm cá tươi, ngô, đậu rang, muối, lá ổi. Loại cá làm ngon nhất là cá quả, cá mè, cá trôi. Cá tươi rửa sạch, mổ bỏ ruột, cạo sạch màng đen trong bụng cá, chặt vây rồi ướp muối trắng, xếp cá vào lọ nén.

Cá ướp xong đem vắt kiệt nước, lấy thính ngô, đậu nhét đầy vào bụng, vào mang cá, bóp kỹ rồi xếp vào lọ sành đã phơi khô, mỗi lượt cá cho thêm một lượt lá ổi. Trên cùng là rơm khô (đã nhặt hết lá chân, vò kỹ, rũ sạch) nhét chặt vào lọ, nhưng lưu ý là thường xuyên kiểm tra, nếu rơm nút trong lọ ướt phải thay ngay rơm khô khác để không bị hỏng.

Cá làm xong, 3 tháng sau lấy ra nướng than hoa mà ăn là ngon nhất. Nếu định để lâu thì sau 3 tháng phải lấy cá ra, thay thính mới, thay 3 lần bột thính mới cho cá vào lọ để làm chua như vậy có thể để lâu được vài năm.

Cá thính ăn không khô như cá mắm biển, không nhão như cá nướng tươi hoặc rán. Để miếng cá trên đĩa trông như miếng bánh đa mật. Gỡ cá ra thịt có màu mận chín. Khi ăn, những hạt thính thơm, giòn giòn sần sật hoà quyện với vị ngọt đậm của cá đọng mãi trên đầu lưỡi, tạo nên một vị hương lạ, hấp dẫn mà các món cá khác ở miền xuôi không có được.

Bánh trùng mật mía được người dân Vĩnh Tường gọi là bánh “anh em” với bánh trôi, bánh chay bởi cách làm chúng gần giống nhau. Nhưng nét riêng biệt của loại bánh này đó là bánh không hề có nhân. Bánh mật mía hấp dẫn bởi màu đỏ cánh gián của mật mía, mùi thơm dịu nhẹ của gừng cùng chút vừng rang vàng được rắc lên trên. Lớp bánh trắng trẻo bên trong hòa quyện với vị mật đậm ngọt, vị vừng bùi bùi làm thực khách ăn mãi mà không hề thấy ngán. Nếu có dịp ghé qua Vĩnh Tường nhất định bạn đừng quên nếm thử bánh trùng mật mía đặc sản nhé.

Tép dầu Đầm Vạc là món ăn dân dã rất nổi tiếng của người dân Đầm Vạc. Tép Dầu Đầm Vạc phần nhiều chỉ bằng cái lá tre, kích cỡ chiều dài của nó từ 5 - 7cm, chiều ngang chừng 1cm. Tép Dầu là loại cá không cần đầu tư nuôi thả cầu kỳ. Tép Dầu khi trưởng thành bụng đầy ắp trứng.

Loại tép này có vị ngọt thanh và bùi bùi, hăng hăng rất đặc biệt. Tép Dầu Đầm Vạc thường được sử dụng để nấu canh hoặc đem kho với rau củ. Không chỉ là món ăn hằng ngày mà tép dầu Đầm Vạc còn xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng.

Gà đồi là món đặc sản Vĩnh Phúc đầu tiên mà bạn nhất định phải thử khi đến đây. Không giống như các loại gà thông thường, gà đồi ở vùng Tam Đảo, Vĩnh Phúc có độ ngon tuyệt vời. Gà ở đây hoàn toàn được nuôi thả tự nhiên, nên thịt sẽ có độ dai và ngọt thơm đặc biệt. Du khách có thể thưởng thức món gà này tại các nhà hàng ở Tam Đảo. Hoặc nếu không có thể ghé chợ Tam Đảo ở thị trấn để mua về và tự chế biến.

Chỉ nghe qua tên những đặc sản này thôi bạn đã muốn nếm thử xem hương vị của chúng có gì đặc sắc.

Vĩnh Phúc ở đâu? Vĩnh Phúc nằm ở miền nào?

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng của Việt Nam, nằm ở trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc với trung tâm hành chính đặt tại thành phố Vĩnh Yên. Phía Bắc của Vĩnh Phúc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội.

Vĩnh Phúc có tọa độ: từ 21° 08’ B (tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°9′ B (tại xã Đại Tự, huyện Yên Lạc); từ 105° 109’ (xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’ (xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên) kinh độ đông.

Vĩnh Phúc là một trong những tình có nền kinh tế phát triển nhất miền Bắc. Tính đến ngày 10 tháng 4 năm 2023, Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện: 2 thành phố (Vĩnh Yên và Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên); 136 xã, phường, thị trấn.

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh: Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.