15 năm trước khi mình đi du học, hầu như chưa có ai đi Mỹ học dược. Học dược ở Mỹ phải lấy bằng cấp gì? PharmD là bằng như thế nào? Muốn đi làm dược sĩ cần giấy phép thế nào? Học dược là một quyết định lớn, mất nhiều thời gian và tiền bạc, vì trường dược ở Mỹ rất hiếm có học bổng, và giá trị học bổng thường rất ít. Vì vậy, hãy tìm hiểu kĩ trước khi dấn thân.
15 năm trước khi mình đi du học, hầu như chưa có ai đi Mỹ học dược. Học dược ở Mỹ phải lấy bằng cấp gì? PharmD là bằng như thế nào? Muốn đi làm dược sĩ cần giấy phép thế nào? Học dược là một quyết định lớn, mất nhiều thời gian và tiền bạc, vì trường dược ở Mỹ rất hiếm có học bổng, và giá trị học bổng thường rất ít. Vì vậy, hãy tìm hiểu kĩ trước khi dấn thân.
Dù là đi theo hướng nào đi nữa thì đa số dược sĩ và những bạn đang học dược có 1 số điểm chung nổi bật:
- Đam mê giúp đỡ người khác, đặc biệt là giúp mọi người vượt qua bệnh tật
- Yêu thích các môn khoa học nói chung, và có thể là đặc biệt thích dược phẩm và quá trình nghiên cứu, phát triển để đạt được tác dụng của chúng
Có khả năng phân tích (analytical) và giải quyết vấn đề (problem-solving) thấu đáo. Có lẽ vì điều này mà những người làm khoa học nói chung và dược sĩ nói riêng bị cho là hơi khô khan và cứng nhắc. Nhưng thật ra nếu đầu óc bạn không suy nghĩ giải tích như thế mà hay làm việc theo hứng, thiếu chính xác thì sẽ khó hợp với ngành này.
Ngành dược ở Mỹ phổ biến ở 3 lối đi: retail pharmacy (đứng kiểm toa ở nhà thuốc), clinical pharmacy (dược lâm sàng, làm trong bệnh viện) và industry pharmacy (làm trong công ty dược như mình).
- Bán thuốc Tây (Retail pharmacy)
Luật pháp ở Mỹ bắt buộc mỗi nhà thuốc phải luôn có sự hiện diện của dược sĩ. Bệnh nhân ở đây không có tự động cầm toa đi mua thuốc tràn lan như ở Việt Nam. Dược sĩ có trách nhiệm quản lý dược tá, kiểm tra xem toa thuốc liều có phù hợp với bệnh nhân hay không (không quá thấp cũng không quá cao), xem xét các bệnh khác của bệnh nhân để đảm bảo là thuốc cho bệnh này không ảnh hưởng đến bệnh kia, và các thuốc không tương tác với nhau.
+ Mặt tốt: Khởi điểm lương cao, công việc khá dễ tìm, về nhà là hết việc.
+ Mặt không tốt: Phải đứng suốt ngày 8 - 10 tiếng, phải nghe bệnh nhân cằn nhằn chửi bới, thậm chí bị cướp vào dí súng đòi thuốc (đây là trường hợp khá hiếm nhưng không phải không có), làm ca nhiều giờ, đôi khi phải đi làm cuối tuần.
- Làm tại bệnh viện (Clinical pharmacy)
Dược sĩ lâm sàng này làm trong bệnh viện. Khi bác sĩ đi thăm bệnh nhân buổi sáng đa số có dược sĩ đi theo. Như đã nói ở trên là dược sĩ luôn luôn phải kiểm tra xem thuốc có đúng liều đúng bệnh và bệnh nhân có tiến triển tốt hay không. Muốn đi theo hướng này thì sau khi tốt nghiệp, dược sĩ phải làm thêm 1 năm trong bệnh viện (post-graduate year 1 hay PGY1). Và nếu muốn chuyên khoa về tim mạch, mổ, bệnh nhi, bệnh người già,... thì phải làm thêm năm thứ 2 (post-graduate year 2 hay PGY2).
+ Mặt tốt: Được làm việc trực tiếp với bệnh nhân. Nhiều người rất thích được chăm sóc bệnh nhân mỗi ngày. Được làm việc song song với bác sĩ, dạy cho sinh viên dược đến thực tập trong bệnh viện, có cơ hội làm nghiên cứu và được xuất bản trong các báo khoa học.
+ Mặt không tốt: Sau 5, 10, 20 năm thì công việc không thay đổi nhiều, có thể thấy nhàm chán, phải trực đêm và trực cuối tuần.
- Nghiên cứu Dược phẩm tại các hãng Bào chế dược (Industry pharmacy)
Dược sĩ đi làm trong công ty. Thường là đã vào công ty, dược sĩ có thể làm trong nhiều bộ phận khác nhau. Trình dược viên (sales representative), marketing, quản lý các cuộc thí nghiệm thuốc lâm sàng,... Ở Việt Nam thì dược sĩ đa số làm trình dược viên hoặc marketing cho các công ty dược quốc tế, lương khá. Ở Mỹ thì dược sĩ ít đi làm trình dược viên hơn vì ở đây tốt nghiệp ngành gì cũng có thể được đào tạo trở thành trình dược viên, không cần phải là dược sĩ.
+ Mặt tốt: Giờ giấc tự do hơn vì không làm theo ca, đôi khi có thể làm việc ở nhà. Cơ hội thăng tiến hay thay đổi công việc sang bộ phận khác dễ dàng hơn.
+ Mặt không tốt: Lương khởi điểm có thể thấp hơn so với clinical và retail, đôi khi phải đi công tác nhiều, gặp gỡ nhiều bác sĩ và đối tác phải ăn uống xã giao.
Trong mỗi trường hợp, Dược sĩ phải thường trú thực tập khoảng 1500 giờ nhưng không bắt buộc phải ở hẳn trong bệnh viện hay các tiệm thuốc Tây, tức là chỉ cần đi làm cho các nơi đó về ngành Dược khoảng 10 tháng rồi phải thi chứng chỉ hành nghề Dược. Tại Mỹ, Bác sĩ không bao giờ được phép bán thuốc. Những loại thuốc đặc trị kể cả thuốc trị bệnh thông thường cũng đòi hỏi một cách tuyệt đối toa thuốc của Bác sĩ trước khi Dược sĩ bán thuốc cho bệnh nhân.
Đừng hoài nghi về mức lương sau khi tốt nghiệp trường Dược. Quá trình học Dược và các kỳ sát hạch gian khổ của sẽ được đền bù hoàn toàn xứng đáng. Một sinh viên mới ra trường có thể nhận được mức lương khởi điểm từ $75,000/năm tới $95,000/năm. Vài năm sau sẽ là $100,000/năm cho tới $150,000/năm. Và không có một dược sĩ nào thất nghiệp tại Hoa Kỳ!
University of Kansas được thành lập năm 1865, là trường Đại học công lập lớn nhất tiểu bang Kansas.
Trường được xếp hạng 101 ở Mỹ và thứ 47 trong hệ thống các trường đại học công lập (US News & World Report, 2014).
Một số chuyên ngành của trường cũng có vị trí cao trên bang xếp hạng như chuyên ngành Kinh Tế xếp hạng 51 hay các chuyên ngành Kỹ sư hạng 73 (US News & World Report, 2014).
Ngoài ra, University of Kansas còn tự hào là một trong số 34 trường đại học thành viên của Tổ Chức American Association of Universities (AAU) danh tiếng tại Hoa Kỳ.
Trường University of Kansas sở hữu hệ thống một loạt các phòng nghiên cứu, trung tâm thí nghiệm, phòng học mô hình, thư viện, được đánh giá và xếp loại hiện đại bậc nhất thế giới.
Cơ sở vật chất hiện đại đem đến cho sinh viên cơ hội học tập, nghiên cứu, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo.
Đại học Illinois, Chicago được thành lập vào năm 1982 khi khuân viên Trung tâm Y tế được sát nhập với khuân viên Chicago Circle do nhu cầu cần có 1 trường đại học công lập tại Chicago. Đại học Illinois là trường đại học công lập tốt nhất và toàn diện nhất của tiểu bang. Trường đào tạo hàng trăm chương trình cấp bằng Cử nhân và chương trình học cấp bằng Sau Đại học. Sinh viên hoàn toàn linh hoạt trong vấn đề chọn lĩnh vực mà mình yêu thích để theo đuổi.
Trường hiện đang được xếp hạng thứ 185 trong Bảng xếp hạng các trường Đại học hàng đầu thế giới của QS năm học 2015-2016 và đứng thứ 201-205 trong Bảng xếp hạng các trường Đại học hàng đầu thế giới của Times Higher Education năm học 2015-2016.
Trường cung cấp cơ sở nghiên cứu toàn diện với những công cụ nghiên cứu hiện đại nhất, chú trọng xây dựng mô hình quốc gia để đào tạo chuyên gia giáo dục.
Trường University of South Carolina bang South Carolina được thành lập năm 1801, là trường đại học công lập, tọa lạc tại Columbia, Nam Carolina, Hoa Kỳ với 7 campus. Trường được đánh giá rất cao về phương pháp cải tiến và xuất sắc trong lĩnh vực giảng dạy, học tập, nghiên cứu và số lượng sinh viên đạt kết quả cao sau khi tốt nghiệp.
Theo tạp chí Tài chính Kiplinger (2017) và Forbes (2016), University of South Calorina được bình chọn là “Đại học công lập có giá trị tốt nhất” và U.S News and World Report cũng đánh giá các chương trình của trường thuộc top tốt nhất trong nước cũng như trên thế giới.
Trải qua hơn 200 năm lịch sử, trường University of South Calorina đã khẳng được uy tín cũng như chất lượng đào tạo của mình qua một loạt những con số ấn tượng như: Xếp thứ 46 các trường đại học công lập tốt nhất (2018), Xếp thứ 103 đại học tốt nhất toàn quốc, Đại học hàng đầu có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 4 nước Mỹ, Nhà lãnh đạo quốc gia về các chương tình nghiên cứu ở bậc cử nhân.
Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.
CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY
Có nhiều bạn nhắn tin hỏi mình chuyện học dược ra sao, làm sao để vô trường dược, hỏi đủ thứ. Mà mình thấy ngành dược ngày càng bão hoà, trong khi học phí ngày càng tăng, nên mình không biết trả lời các bạn đó ra sao. Hôm nay nhân một lý do đặc biệt, nên mình viết tạm, nhớ gì viết nấy, cũng có nhiều chuyện mình quên mất rồi. Mong là giải đáp được thắc mắc của mọi người.
Mình qua Mỹ năm 25 tuổi, bận rộn nghỉ ở nhà sinh con mất vài năm. Năm 28 tuổi mới bắt đầu khăn gói quả mướp quay lại trường học Dược. Hy vọng kinh nghiệm đau thương của mình giúp được cho các bạn còn đang “phân vân đứng giữa đôi dòng nước”, không biết có nên học Dược hay không có quyết định đúng đắn nha.
Nhiều người thường lầm tưởng công việc tương lai của các dược sĩ chỉ là bán thuốc. Bệnh nhân mình còn tưởng mình bán khoai tây chiên ở McDonald’s nữa cơ, có mỗi việc đếm thuốc bỏ vô lọ mắc mớ gì bắt người ta chờ lâu vậy, chiên khoai tốn có 5 phút thôi mà.
Thực ra ngoài làm việc trong các nhà thuốc retail, dược sĩ có thể quyết định rẽ theo nhiều hướng khác nhau như bào chế thuốc, giảng viên đại học, nghiên cứu và làm việc tại các công ty dược phẩm, hoặc trở thành dược sĩ lâm sàng (clinical pharmacist) làm việc trong các bệnh viện. Thật sự có rất nhiều lựa chọn cho các bạn khi trở thành dược sĩ.
Vậy điều kiện để vào học ngành Dược tại Mỹ cần những gì?
Với những yêu cầu cao của nghề, ở Mỹ hoàn toàn không còn chương trình cử nhân cho sinh viên ngành Dược nữa, mà đòi hỏi các bạn phải hoàn thành chương trình Doctor of Pharmacy (PharmD) mới được chính thức làm việc. Dược sĩ ra trường bây giờ mang title Doctor.
– Prerequisites: Đa số các trường dược cung cấp chương trình pharmD 4 năm. Trước đó bạn phải hoàn tất các lớp prerequisites (dự bị) trước khi có thể apply vào trường dược. Các lớp dự bị này mỗi trường yêu cầu có khác nhau chút đỉnh, nhưng đa số là giống nhau những môn khoa học chính, như toán, lý, hoá, sinh và vi sinh vật. Ngoài ra còn có các môn xã hội và Anh văn. Học mấy lớp này tốn khoảng 2-3 năm. Tuy trường dược không yêu cầu phải có bằng cử nhân BA hay BS khi apply, nhưng đa số đều lấy bằng cử nhân rồi mới vô trường dược, nâng tổng thời gian học lên thành 8 năm.
* Các bạn còn trẻ, còn nhiều thời gian phía trước thì cứ thong thả lấy prereq trong 2-3 năm, không đi đâu mà vội vàng. Chứ mình hồi đó già rồi, đâu còn thời gian mà thong thả, nên mình cứ gom lại lấy thật nhiều lớp, vì mình chỉ ngóng vô trường dược cho thiệt nhanh để còn ra làm nữa. Thế là prereq của mình mất 1.5 năm. Mà hậu quả là học chưa tới đâu tóc bạc mọc đầy đầu rồi.
Ngoại lệ, có một số trường dược cung cấp chương trình pharmD 6 năm. Các bạn tốt nghiệp cấp 3 xong là vô thẳng trường này, không cần lấy prereq, học thẳng một mạch 6 năm là ra pharmD luôn.
Ngoại lệ khác, có một số ít trường dược có chương trình pharmD 3 năm, là accelerated program, thay vì 4 năm. Học cách này sẽ rút ngắn được 1 năm, đỡ được một mớ tiền, và sẽ tối tăm mặt mũi trong suốt thời gian học. Mình chọn học chương trình này. Quanh năm không có ngày nào nghỉ, không có summer break, túm lại là không có break gì hết. Chỉ có cắm đầu cắm cổ học và học. Đúng nghĩa là “mỗi năm đến hè là ta thấy rầu”, vì dòm bạn bè tung tăng lên lịch đi chơi hè, còn ta chỉ có học chứ không có chơi. Mỗi năm được nghỉ đúng 1 tuần từ Christmas tới New Year mà thôi.
Nếu bạn thấy sinh viên nào mà mặt mày hớt hơ hớt hãi, lúc nào miệng cũng lẩm bẩm exam, exam, và exam. Mặt mũi mụn nhọt tùm lum, răng vàng khè cứ như con nghiện thuốc lá lâu năm, chính là hậu quả của thiếu ngủ và cà phê. Mắt lờ đờ suốt ngày tụng tên thuốc và tác dụng phụ của nó, thậm chí một số thuốc còn bị bắt học thuộc lòng cả hình dạng và màu sắc của từng strength, thì đích thị hắn là sinh viên trường dược chứ không chạy đi đâu được. Hồi đó mình học bài nguyên đêm không ngủ là chuyện bình thường. Cà phê nó quen mặt mình tới nỗi, nửa đêm uống một ly thiệt đậm đặc để chuẩn bị thức học bài tới sáng, thì uống như uống thuốc ngủ, xong lên giường làm một giấc thẳng cẳng tới sáng luôn.
Lý do vì sao học stress dữ vậy. Bộ học khó lắm hả?
1. Tuần nào cũng có exam, rất nhiều exam, học bài mệt xỉu luôn
Thật ra học không khó. Nhưng mỗi tuần có “multilple exam”. Nghĩa là tuần nào cũng có exam, rất nhiều exam, học bài mệt xỉu luôn. Điểm cuối kỳ là điểm của tất cả các exam chứ không phải chỉ có thi giữa kỳ và cuối kỳ như các ngành bình thường khác.
Nếu rớt một môn thì coi như cầm chắc ở lại lớp. Trong chương trình dược không có chuyện rớt một môn thì vẫn học tới rồi lấy lại lớp đó sau, mà phải ở nhà ngồi chơi xơi nước, chờ khoá sau lên, học tới lớp đó thì mình chui vô học chung. Tiền học phí thì vẫn phải đóng từ thiện đầy đủ cho trường. Còn rớt thêm lần nữa là coi như xong, vĩnh biệt mùa hè luôn. Muốn học dược tiếp thì quay lại apply từ đầu, tiếp tục vô interview như mới. Mà mình chưa thấy ai quay lại, đa số đi giao pizza hoặc flip hambuger hết trơn. Mỗi năm lên một lớp mình thấy có khoảng 15-20% gương mặt mới (từ khoá trước rớt lại) và cũng khoảng đó gương mặt cũ trong lớp mình biến mất (được nghỉ dài hạn chờ sang năm học chung với khoá sau).
Ngoài ra, sinh viên muốn vào trường dược phải cần có GPA tốt, thường là trên 3.8; thi kỳ thi đầu vào PCAT, có một quá trình làm việc thiện nguyện, có thành tích cùng kinh nghiệm về ngành dược, và bắt buộc phải có ít nhất một thư giới thiệu của dược sĩ, thì mới mong đủ điều kiện apply.
2. Chương trình học dược được phân bổ như thế nào?
Trong quá trình 4 năm (hoặc 3 năm) học tập tại trường dược, ngoài kiến thức chuyên môn, dược sĩ tương lai được đào tạo các kĩ năng mềm như phương pháp lãnh đạo, làm việc nhóm, cách giao tiếp với bệnh nhân, kể cả cách chăm sóc khách hàng nữa (customer service).
Mới vô năm đầu là phải đi thực tập rồi. Và phải thực tập liên tục không ngừng nghỉ cho tới ngày cuối cùng trước khi ra trường luôn. Năm cuối cùng chỉ có thực tập mà thôi. Năm này tụi mình hay gọi nó là “đóng tiền để được đi làm”.
Ngày đầu tiên mình bước vô Walgreens thực tập lúc học năm hai, gọi là P2 student, đúng hôm cái con robot ở tiệm bị hư. Cả tiệm chạy nháo nhào để làm thay con robot đó. Mà vẫn không kịp thở, mình thấy khói xì ra lỗ tai. Tối về tới nhà thì chân đi không vững, run lẩy bẩy vì chạy quá nhiều, chắc nhiều hơn đi tập gym. Hôm sau mình vô hỏi preceptor, bộ ngày nào cũng khủng khiếp như vậy hay sao, vậy thì làm sao mà sống nổi… cả tiệm cười rần rần. Họ nói đúng là do tiệm đông, nhưng hôm nay con robot được sửa rồi, không xì khói ra lỗ tai nữa, đừng lo.
Năm cuối sẽ đi thực tập 6 chỗ, mỗi chỗ 6 tuần, đủ 1500 giờ mới được đi thi license.
Tổng thời gian học của mình là 4.5 năm (1.5 năm prereq, 3 năm pharmD), mà không thấy cuộc đời đâu hết. Nên mình khuyên mọi người cứ từ từ mà học, không việc gì phải chạy như mình.