Điều Kiện Để Thành Lập Doanh Nghiệp Bảo Hiểm

Điều Kiện Để Thành Lập Doanh Nghiệp Bảo Hiểm

Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm. Vậy muốn thành lập doanh nghiệp/công ty môi giới bảo hiểm, bạn cần đáp ứng các điều kiện gì? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm. Vậy muốn thành lập doanh nghiệp/công ty môi giới bảo hiểm, bạn cần đáp ứng các điều kiện gì? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Điều kiện về thành viên, cổ đông

Theo quy định tại điểm a – Khoản 2 – Điều 133 – Luật Kinh doanh bảo hiểm được hướng dẫn bởi Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2023 thì điều kiện về vốn khi doanh nghiệp kinh doanh môi giới bảo hiểm như sau:

Có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật dự kiến đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ.

Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật này và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.

Một số lưu ý đối với Tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Bước 1: Tư vấn các quy định có liên quan

Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo mẫu quy định

Dự thảo điều lệ công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ các nội dung hoạt động dự kiến triển khai và hiệu quả kinh doanh của việc thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định; sơ yếu lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ và tài liệu khác chứng minh đáp ứng tiêu chuẩn của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật.

Danh sách cổ đông, thành viên góp từ 10% vốn điều lệ trở lên là tổ chức và các giấy tờ kèm theo sau đây:

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected]

Hỏi: Đề nghị cho biết để thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như thế nào?

(Thu Hương, phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, Hải Phòng)

Trả lời: Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 và luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam được quy định tại Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, cụ thể như sau:

- Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập

+ Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020;

+ Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ.

+ Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;

+ Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

Phải có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật dự kiến đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022.

- Có hình thức tổ chức hoạt động và dự thảo điều lệ phù hợp với quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020.

- Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm trong 05 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;

+ Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính trong 3 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Quyền của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Khoản 1 Điều 137, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các quyền sau đây:

- Hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc, hoa hồng môi giới tái bảo hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

- Thu từ thực hiện các công việc khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, cụ thể như sau:

- Bảo mật thông tin do khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cung cấp. Trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

- Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra;

- Công khai thông tin cho khách hàng các nội dung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Hạch toán và theo dõi tách biệt các khoản thu hộ, chi hộ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với hoạt động môi giới bảo hiểm;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Việc thành lập doanh nghiệp hiện đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ những điều kiện cần và đủ để có thể thành lập được một doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Vì thế bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên một cách ngắn gọn dễ hiểu nhất.

Để thành lập được một doanh nghiệp thì chúng ta cần đáp ứng 06 điều kiện sau đây:

Thứ nhất, điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty.

Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Hiện nay Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Tuy nhiên vốn điều lệ có thể hiểu là toàn bộ tài sản mà các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp vào vì vậy cần phải dựa vào tình hình thực tế và số vốn chắc chắn có thể góp để đăng ký mức vốn điều lệ cho phù hợp nhất.

Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn quy định và vẫn không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Thứ hai, điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020

Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:

Tổ chức không có tư cách pháp nhân;

Người chưa đủ 18 tuổi, không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh;

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Thứ ba, điều kiện ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.

Còn đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tra cứu danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.

Thứ tư, điều kiện về tên doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020

“1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.”

Bên cạnh đó tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với những tên doanh nghiệp khác. Không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội để đặt tên cho doanh nghiệp mình.

Thứ năm, điều kiện về trụ sở doanh nghiệp

Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);

Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ví dụ: Trụ sở chính của Anpha tại địa chỉ: 144/17 Đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh;

Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

Thứ sáu, điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Được quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020.

Có thể khái quát về các điều kiện để một chủ thể có thể làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.

Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.

Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Trên đây là 06 điều kiện chung để thành lập doanh nghiệp. Tùy theo loại hình mà bạn lựa chọn sẽ có thêm những điều kiện cụ thể khác nữa bạn có thể tham khảo thêm ở Luật Doanh nghiệp 2020.