Cầu Cần Giờ 2022 Ở Đâu

Cầu Cần Giờ 2022 Ở Đâu

Cầu nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP HCM khởi công vào năm 2022, kinh phí xây dựng hơn 5.300 tỷ đồng, hoàn thành sau 3 năm.

Cầu nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP HCM khởi công vào năm 2022, kinh phí xây dựng hơn 5.300 tỷ đồng, hoàn thành sau 3 năm.

Dự án lấn biển Cần Giờ có tác động thế nào tới dự án nối Nhà Bè Cần Giờ

Việc thi công Cần Cần Giờ sẽ phụ thuộc vào tiến độ Vinhomes Cần Giờ cũng như Cảng Cần Giờ. Thời điểm khởi công Cầu Cần Giờ 2023 có thể sẽ không đạt được như dự kiến 2023. Hiện nay đã quá tháng 7 nhưng công tác chuẩn bị vẫn chưa thực hiện xong.

Điều đáng lo ngại nhất có lẽ là về tác động của các dự án này tới Rừng Sác. Khu rừng sác cần giờ và lưu vực các con sông tại đây là tài nguyên không thể phục hồi. Điều đáng lo thứ hai có lẽ là vốn và thời gian.

Thành phố Hồ Chí Minh không còn nhiều lựa chọn khi nhìn về tương lai. Mọi con đường cửa ngõ đều đã bị kẹt xe bịt chặt, hạ tầng xuống cấp thì hướng ra biển Cần Giờ. Do đó xây Cầu Cần Giờ là khả dĩ và ưu tiên nhất mà TP HCM có thể làm

Tin mới nhất về Cầu qua Cần Giờ 14/04/2023

Tin mới nhất về dự án 14/04/2023

Ngày 07 tháng 04 năm 2023, tại trụ sở Sở Giao thông vận tải đã diễn ra một cuộc họp quan trọng. Ông Trần Quang Lâm – Giám đốc sở đã chủ trì cuộc họp về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Cầu Cầu Giờ cùng các bộ ngành liên quan. Đây là tin Cầu Cần Giờ mới nhất trong tháng 4/2024.

Sau khi nghe ý kiến của đại diện các đơn vị tham dự cuộc họp. Ông Trần Quang Lam đã cho ý kiến về việc thi công Cầu Cần Giờ. Văn bản đính kèm các bạn có thể theo dõi.

Tham dự cuộc họp gồm đại diện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tải nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân Huyện Cần Giờ, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các Công trình giao thông. Cùng đại diện Các Phòng thuộc sở: Kế hoạch và Đầu tư, Quản lý Xây dựng công trình gíao thông đường bộ và Quản Iý đường thủy, Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ.

Đặc biệt trong cuộc họp ông có nhắc tới vấn đề về kết nối cao tốc bến lức Long Thành và Cần Giờ. Nếu dự án này hình thành sẽ là điểm kết nối quan trọng. Đây là kết nối quan trọng nối huyện Cần Giờ và TP HCM cũng như miền Tây Nam bộ

Nó sẽ nối giữa các tỉnh miền Tây và Cần Giờ. Các địa phương ở Miền Tây sẽ kết nối trực tiếp với Cần Giờ qua cao tốc. Trước đây phải dùng phà hoặc phải đi vòng qua hướng nhà bè quận 7.

Một số cây cầu vượt biển lớn trên thế giới và ở Việt Nam

Huyện Cần Giờ nằm trong một hệ sinh thái kinh tế biển có sẵn và đang rất phát triển ở hướng Bà Rịa – Vũng Tàu. Cầu vượt biển Cần Giờ liệu có thể sẽ là cơ hội để TP.HCM gia nhập cuộc chơi này? Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm cập nhật bổ sung vào quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị, sớm triển khai nghiên cứu điều tra cơ bản để khởi động dự án này.

Sự trở mình của thành phố biển huyện Cần Giờ

Sở Giao thông Vận tải đã đảm nhận vai trò chủ đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ. Dự án đã được UBND thành phố phê duyệt. Khi hoàn thành, cầu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế khu vực.

Dự án cầu Cần Giờ không chỉ mang tính quan trọng về mặt kinh tế và giao thông. Mà còn là một biểu tượng của sự phát triển và tiến bộ của thành phố.

Câu chuyên cây cầu vượt biển Cần Giờ Vũng Tàu

Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải hiện đang là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài 15,63km. Đây là  vượt biển dài thứ hai Đông Nam Á sau Cầu Sultan Haji Omar Ali Saifuddien tại Brunei. Vượt qua con số đó, dự án cầu vượt biển Cần Giờ – Vũng Tàu được đề xuất dài 17km sẽ là gạch nối hoàn thiện con đường ven biển phía Đông.

Dự án không chỉ đáp ứng nhu cầu kết nối giao thông mà còn phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó có du lịch. Nếu dự án cầu ra biển Vũng Tàu được xây dựng thì trong tương lai TP.HCM sẽ có một cây cầu lớn hơn cả cầu Cổng Vàng – Golden Gate Bridge bắc qua vịnh San Francisco, Mỹ. Cùng với cầu vượt biển Phú Quốc, Cầu vượt biển Cần Giờ là một trong những dự án lớn, đồ sộ và tiềm năng nhất dự kiến triển khai ở Việt Nam.

Đây là một phương án kết nối Vũng Tàu Cần Giờ đang được các chuyên gia đề xuất với tầm nhìn tới 2050. Hiện tại con đường kết nối Vũng Tàu Cần Giờ vẫn là Phà biển Vũng Tàu Cần Giờ.

Bàn về vấn đề này, Phóng viên đã trao đổi với ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA. Ông Châu cho biết: “Không có ai bác ý kiến này mà cũng không có ai chấp thuận ý kiến này tại thời điểm hiện nay. Đây là ý kiến của các chuyên gia, của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM với tư cách chuyên gia phản biện xã hội. Bởi Nhà nước đã quyết định xây dựng con đường phía Đông bắt đầu từ Móng Cái (Quảng Ninh), chạy ven biển và có nhiều đoạn song song với quốc lộ 1A, có những đoạn trùng với quốc lộ 1A và tuyến đường này sẽ kéo dài tới Hà Tiên (Kiên Giang). Vì thế, cây cầu vượt biển Cần Giờ là một gạch nối giúp hoàn thiện tuyến đường ven biển này”.

Tại sao chọn cầu vượt biển cầu vượt biển Cần Giờ Vũng Tàu thay vì hầm?

Lý giải việc đề xuất xây cầu thay vì hầm, ông Châu dẫn chứng hầm Thủ Thiêm được mệnh danh là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á. Thế nhưng, thực tế công trình ngầm này không thể tạo cảnh quan cho thành phố. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho hầm đường bộ tốn gấp 3 lần đầu tư cầu nổi, chi phí bảo dưỡng lớn hơn. Do đó, việc chọn đầu tư cầu vừa tạo ra cảnh quan, vừa hiệu quả về kinh tế.Chủ tịch HoREA cho biết để thực hiện một cây cầu phải qua nhiều bước, nhưng trước hết là phải bổ sung vào quy hoạch giao thông đường bộ quốc gia.

Giấc mơ cầu Vũng Tàu – Cần Giờ dài 17km

Nói về bài toán tài chính, ông Châu nhận định chắc chắn nguồn vốn Nhà nước “không kham nổi” mà phải thu hút đầu tư bằng xã hội hóa, nhưng để thu hút được trước hết phải có chủ trương.“Nếu cây cầu này không có trong quy hoạch thì đừng nói đến tính thực tiễn. Cứ có quy hoạch thì sẽ có nhà đầu tư, còn không có quy hoạch, tức không có chủ trương, thì làm sao nhà đầu tư tham gia được”, ông phân tích.

Công tác triển khai Cầu nối Cần Giờ

Theo đó sáng ngày 01/04, UBND TP .HCM đã họp bàn về tình hình kinh tế – xã hội quý I-2023. Cùng với đó thảo luận về nhiệm vụ, giải pháp trong quý II với chủ đề “Thúc đẩy đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm”. Theo đó nhấn mạnh tiếp tục định hướng phát triển TP HCM về biển. Việc trước tiên là đầu tư xây dựng cảng Cần Giờ và khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Từ đó có thể thấy việc xây dựng Cầu Cần Giờ, dự án lấn biển Cần Giờ và cảng trung chuyển Cần Giờ sẽ được tiến hành song song và bổ trợ cho nhau. Đây là một xu hướng tất yếu và không thể khác được của TP HCM.

Có thể thấy dự an lấn biển cần giờ khi nào khởi công thì Cầu Cần Giờ sẽ khởi công trước đó. Bởi công tác thi công cần phải có con đường vận chuyển nhân công vật liệu từ TP HCM qua.

Vị trí xây Cầu Cần Giờ theo thiết kế

Trong kế hoạch phát triển giao thông của thành phố. Việc xây dựng cầu Cần Giờ là một dự án quan trọng. Cầu này được thiết kế dựa trên phương thức đối tác công tư (PPP). Và đã nhận được sự tài trợ từ Ủy ban nhân dân thành phố.

Cầu Cần Giờ có chiều dài 3,4 km, với 4 làn xe tĩnh không thông thuyền có độ rộng 55 m. Dự án này sẽ thay thế cho phà Bình Khánh. Có vai trò tạo kết nối giữa huyện Cần Giờ và trung tâm thành phố cũng như các khu vực lân cận.

Trong giai đoạn khởi động của dự án, đã có việc phác họa cầu thiết kế dây văng hình tượng cây đước. Lần đầu tiên Cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ sẽ xuất hiện trong thiết kế cầu. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển mà còn mang đến một khung cảnh nghệ thuật. Thiết kế Cầu sẽ được kết hợp với ánh sáng đặc biệt chiếu sáng trên cây cầu tạo nên sự kỳ ảo.