Bài Viết Về Thị Trường Lao Động Cơ Bản

Bài Viết Về Thị Trường Lao Động Cơ Bản

Một trong những thị trường được nhắc đến nhiều nhất là thị trường lao động. Đây là thị trường có sự tác động trực tiếp tới những khía cạnh của sự ổn định xã hội, sự phát triển của quốc gia. Hãy cùng Tiếng Anh giao tiếp Langmaster tìm hiểu về thị trường lao động qua bài viết dưới đây nhé.

Một trong những thị trường được nhắc đến nhiều nhất là thị trường lao động. Đây là thị trường có sự tác động trực tiếp tới những khía cạnh của sự ổn định xã hội, sự phát triển của quốc gia. Hãy cùng Tiếng Anh giao tiếp Langmaster tìm hiểu về thị trường lao động qua bài viết dưới đây nhé.

Có nhiều phân lớp khác nhau tạo nên sự đa dạng của thị trường lao động

Khi nhắc đến thị trường lao động, chúng ta không chỉ nhắc đến thị trường lao động chung, người ta còn nhắc đến các phân lớp khác như thị trường lao động theo vị trí địa lý hay thị trường lao động theo trình độ kỹ năng.

Các ranh giới thị trường lao động được tạo ra dựa trên những đặc điểm cung – cầu về lao động khác nhau của mỗi vùng miền và khu vực. Bởi thực chất, ngay cả trong một quốc gia, mức độ cung – cầu giữa mỗi vùng miền cũng là khác nhau.

Bên cạnh đó, mỗi chuyên ngành, mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những trình độ chuyên môn, kỹ năng khác nhau. Do đó, cũng có sự khác biệt nhất định, từ đó tạo ra những ranh giới. Chính vì thế, thị trường lao động có sự đa dạng riêng.

Giá cả được quyết định bởi cung và cầu

Trên thị trường lao động, giá cả của sức lao động được quyết định bởi quy luật cung – cầu lao động, và nó được biểu hiện rõ qua sự thỏa thuận giữ các bên bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Nó được thể hiện qua hình thái là tiền lương và tiền công.

Trong trường hợp cầu lao động nhỏ hơn cung lao động, giá cả của sức lao động sẽ giảm vfa sẽ ở mức thấp. Và ngược lại, trong trường hợp cung lao động nhỏ hơn cầu lao động, đặc biệt là đối với những người lao động có năng lực cao thì mức giá cả cho sức lao động sẽ cao hơn.

Giá cả trên thị trường lao động sẽ phụ thuộc vào cung cầu lao động

Xem thêm:  CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ NHẤT

Yếu tố tăng trưởng kinh tế Quốc gia

Một thị trường lao động phát triển với nguồn nhân lực dồi dào, hứa hẹn đáp ứng đủ số lượng nhân lực cho các công việc sản xuất kinh doanh sẽ là điều thu hút các nhà đầu tư. Vì lao động là yếu tố quan trọng, có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định thâm nhập bất cứ thị trường nào, họ đều quan tâm đến thị trường lao động tại quốc gia đó. Nếu Quốc gia sở hữu thị trường lao động đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, điều này có thể giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham gia thị trường.

Từ đó, không chỉ tạo ra công ăn việc làm cho những người lao động, mà còn đem lại lợi nhuận cho Đất Nước, tạo ra nguồn động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế cho Đất Nước.

Ý nghĩa của thị trường lao động

Thị trường lao động đóng vai trò và có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội. Phát triển thị trường lao động sẽ có tác động mạnh mẽ đối với người lao động cũng như thu hút nhà đầu tư.

Những ý nghĩa của thị trường lao động

Tạo ra sự công bằng và cơ hội

Một thị trường lao động hoạt động hiệu quả có thể tạo ra cơ hội công bằng cho mọi người dựa trên khả năng và nỗ lực của họ, không phụ thuộc vào các yếu tố không công bằng như đẳng cấp xã hội hoặc quan hệ cá nhân.

Tóm lại, thị trường lao động không chỉ là một hệ thống phân phối việc làm và thu nhập, mà còn là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển và ổn định của một quốc gia.

Giảm đóng góp tệ nạn xã hội

Có thị trường lao động, người dân sẽ có được việc làm và cơ hội để làm. Điều này sẽ góp phần giảm đi những cơ hội phát sinh các tệ nạn xã hội xuất phát từ thất nghiệp.

Khi mọi người có cơ hội làm việc và kiếm thu nhập hợp lý từ thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp và tệ nạn xã hội như tội phạm, nghèo đói thường giảm đi. Điều này là vô cùng ý nghĩa vì nó cũng ảnh hưởng tới trật tự và an sinh xã hội.

Xem thêm: THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LÀ GÌ? CÁC BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG

Người lao động có vị thế yếu hơn trên bàn đàm phán của thị trường lao động

Có một sự thật dễ thấy rằng trong các cuộc giao dịch trên thị trường lao động, người sử dụng lao động thường có vị thế hơn. Điều này xảy ra là vì cung lao động thường lớn hơn cầu lao động. Đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà số lượng người đi tìm việc thường nhiều hơn lượng công việc hiện có.

Những người lao động đi tìm kiếm việc làm thường là không có tư liệu sản xuất, chỉ có nguồn lực sức lao động hạn chế, trong khi ở chiều ngược lại, người sử dụng lao động lại có nhiều điều kiện để lựa chọn người lao động. Chính vì thế, mà họ luôn ở vị thế cao hơn.

Kéo theo đó là việc người sử dụng lao động thường là bên quyết định các điều kiện lao động cũng như các vấn đề xung quanh mối quan hệ lao động. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, người lao động vẫn có vị thế của riêng mình.

Đó chính là những người lao động có trình độ cao, thuộc loại khan hiếm trên thị trường lao động, thì vị thế của người lao động so với người sử dụng lao động không hề thấp hơn, cán cân đàm phán là công bằng trong trường hợp này.

Người lao động thường có vị thế thấp hơn người sử dụng lao động

Hàng hóa của thị trường lao động là hàng hóa đặc biệt

Không giống với các loại mặt hàng thông thường, hàng hóa sức lao động đi liền với những cá nhân có sức lao động, hay nói cách khác, nó gắn liền với người lao động, cả về số lượng và chất lượng. Cho dù có được đã được trao đổi trên thị trường lao động, hay chưa được trao đổi, vẫn cần có những điều kiện để tồn tại và phát triển.

Bên cạnh đó, người lao động luôn có quyền kiểm soát về mặt số lượng và chất lượng sức lao động, được trau dồi và phát triển trong quá trình lao động. Vì vậy mà để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả của quá trình lao động, việc phát triển các mối quan hệ lao động là việc không thể bỏ qua.

Không chỉ vậy, người sử dụng lao động cũng cần phải có một cơ chế đãi ngộ tốt, những chính sách kích thích và tạo động lực phù hợp với người lao động, như vậy mới có thể nâng cao chất lượng hàng hóa sức lao động, phát triển đẻ có lợi cho công ty và doanh nghiệp.

Hàng hóa trên thị trường lao động là hàng hóa sức lao động

Thị trường lao động là nơi tạo ra việc làm

Người lao động cần có việc làm để có thể tạo ra thu nhập và trang trải cuộc sống. Và khi họ tham gia thị trường lao động chính là việc họ đi tìm việc làm.

Thị trường lao động cung cấp cơ hội việc làm cho người lao động, giúp họ có thu nhập để duy trì cuộc sống và phát triển bản thân. Từ đó, tạo ra động lực để phát triển đất nước.

Một số đặc trưng của thị trường lao động tại Việt Nam

Đặc điểm đầu tiên của thị trường lao động Việt Nam đó là lực lượng lao động trẻ và có trình độ văn hóa khá, có khả năng tiếp cận với những công nghệ và kiến thức mới, mức chi phí cho lao động trẻ tại Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước khác.

Lao động tại Việt Nam có số lượng lớn với khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động. Các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn, kể cả đối với công nhân hay nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, chất lượng không phải lúc nào cũng như doanh nghiệp mong muốn.

Trình độ chuyên môn hay tay nghề của người lao động trên thị trường lao động Việt Nam nhìn chung còn chưa cao. Thêm vào đó, các vấn đề liên quan đến ý thức hay tác phong làm việc vấn đề cần được nâng cao và cải thiện.

Một đặc điểm nổi bật đối với thị trường lao động tại Việt Nam đó chưa hoàn toàn phát triển hoàn thiện, quy mô thị trường còn hạn chế. Vẫn còn mang tính tự phát.

QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI

TOP 12 CÁCH GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN GIỎI HIỆU QUẢ BẠN CẦN BIẾT